Đánh mất quyền lực Bát hổ

Lưu Cẩn

Đến năm 1510, mối quan hệ giữa Lưu Cẩn và Trương Vĩnh đã xấu đi đáng kể. Là một thanh tra của quân đội, Trương Vĩnh được phái đến Thiểm Tây để giám sát và đàn áp loạn An Hóa vương. Người bạn đồng hành của ông ta trong các chuyến đi là Dương Nhất Thanh, chỉ huy tối cao của quân đội, người đã từng bị Lưu Cẩn buộc rời khỏi chức vụ vào năm 1507 và có ác cảm với ông ta. Dương Nhất Thanh đã thuyết phục được Trương Vĩnh rằng Lưu Cẩn đang lên kế hoạch cho một hoạt động sẽ khiến cuộc sống của Trương Vĩnh gặp nguy hiểm. Ông tuyên bố rằng Lưu Cẩn đang lên kế hoạch ám sát hoàng đế và đưa cháu trai của mình lên ngai vàng, và kế hoạch sẽ bắt đầu vào ngày 17 tháng 9 năm 1510.

Vào ngày 13 tháng 9, sau khi loạn An Hóa vương chính thức bị dẹp, Chính Đức đế đã tổ chức một bữa tiệc mừng công với nhóm Bát hổ và Lưu Cẩn đã xin rời tiệc trước. Trương Vĩnh nhân lúc Lưu Cẩn đã bỏ về sớm, liền nói với hoàng đế về âm mưu đen tối của Lưu Cẩn, và ông ta và phần còn lại của Bát hổ đã thuyết phục vua gửi lính canh để bắt giữ Lưu Cẩn và tịch thu tài sản của hắn. Hoàng đế quyết định giam giữ Lưu Cẩn để điều tra sau khi phát hiện sự giàu có của hắn ta.

Khi triều đình mở phiên xét xử, lúc đầu Lưu Cẩn đã thử chiến thuật bình thường của mình là kiểm soát những người đã thách thức hắn ta. Hắn đã kêu gọi những người mà hắn tuyên bố rằng hắn đã giúp đỡ trong nhiều năm qua, nói rằng họ nợ hắn ta. Khi một phi tần hỏi tại sao hắn có quá nhiều áo giáp, gươm dao được giấu đi nếu không ám sát hoàng đế, hắn đã im lặng hoàn toàn. Chính Đức đế thấy vậy tức giận nói: "Tên nô tài này quả nhiên muốn tạo phản!". Cả nhà Lưu Cẩn đều bị xử tội chết, riêng hắn bị xử lăng trì. Vụ hành quyết bắt đầu vào ngày 27 tháng 9 và kéo dài trong 3 ngày. Tài sản của hắn đã bị tịch thu và được dùng trong chính sách cải cách tài chính của hoàng đế.

Sau Lưu Cẩn

Vụ xử tử Lưu Cẩn, diễn ra vào năm 1510, đã làm giảm đáng kể khả năng của nhóm ảnh hưởng đến các quyết định của hoàng đế. Hệ thống được xây dựng bởi Lưu Cẩn ban cho quyền lực quan trọng đối với các hoạn quan đã nhanh chóng bị các quan triều đình tháo dỡ sau khi hắn bị lật đổ. Tuy nhiên, hoàng đế Chính Đức vẫn tiếp tục giao phó các thành viên còn lại của Bát hổ những quyền hành khác. Chính Đức vẫn cần sự đảm bảo về tài chính, vì vậy ông đã cho các hoạn quan quyền lực để lấy bất cứ vật dụng và lao động nào họ cần từ các quan chức dân sự, để làm cho công việc của họ dễ dàng hơn. Ông bổ nhiệm Ngụy Bân và Cao Phụng làm Giám đốc Nghi lễ mới, và phần còn lại tiếp tục điều hành các đơn vị đồn trú và các cơ quan giám sát.

Sau cái chết của Chính Đức năm 1521, hầu hết những thành viên còn lại của Bát hổ không còn được tân hoàng đế Gia Tĩnh trọng dụng. Một số quyết định về hưu, một số bị triều đình lưu đày, hoặc nếu còn trụ lại trong triều thì không còn nắm được quyền lực như trước.